Những mâu thuẫn về lợi nhuận giữa các trang mạng xã hội và các hãng sản xuất tin tức đã tồn tại rất lâu trước đây, Facebook và Úc sẽ là hai nhân vật đánh dấu một cột mốc mới cho những mâu thuẫn này.

Chuyện gì đã xảy ra ?

Facebook chặn 14 triệu người dùng Úc không được đọc hay chia sẻ tin tức. Việc này đã tạo ra một làn sống vô cùng mạnh mẽ không chỉ ở Úc mà trên toàn thế giới. Chính phủ Anh, Canada nói rằng sẽ ủng hộ Úc và kéo theo đó các nước châu Âu sẽ xem lại các dự luật cho phép các công ty sản xuất tin tức được yêu cầu chia sẻ lợi nhuận với các trang mạng xã hội. Theo một báo cáo của Digital News trong năm 2020, 49% người được hỏi sử dụng Facebook như một “nguồn tin tức” về đại dịch và nền tảng truyền thông xã hội vẫn là cách phổ biến nhất để người Australia truy cập tin tức trực tuyến (37%).

Facebook vs Australia

Chính phủ Úc đưa ra dự luật là Facebook và Google phải trả tiền cho những nhà sản xuất tin tức. Họ cũng muốn khi người dùng đọc một tin tức nào đó trên Facebook thì Facebook phải trả tiền lợi nhuận thu được từ tin tức đó như quảng cáo,… Khi Úc đưa ra dự luật đó thì Google không đồng ý nhưng một thời gian sau thì Google cũng đồng ý đàm phán với các hãng tin của Úc về vấn đề chia sẻ lợi nhuận. Nhưng với Facebook thì không, họ ngay lập tức chặn người dùng Úc đọc, chia sẻ tin tức trên Facebook và phản ứng của họ rất gây gắt nên dẫn tới những cuộc tranh cải kéo dài. Một thời gian sau họ cũng lên tiếng xin lỗi người dùng Úc và thừa nhận là phản ứng của họ hơi gay gắt, không lịch sự đối với người dùng Facebook tại Úc.

Mấu chốt của cuộc chiến này là gì ?

Thực tế là trong 2 thập niên qua, nhiều hãng tin toàn cầu luôn phàn nàn rằng các nền tảng công nghệ “đang lợi dụng họ để làm giàu,” bán quảng cáo gắn với các bản tin của họ mà không chia sẻ doanh thu.

AD Facebook

Chính xác mâu thuẫn không trực tiếp đến từ chính phủ Úc và Facebook mà là đến từ các hãng thông tấn Úc và Facebook, chính phủ Úc đứng ra đại diện để giải quyết vấn đề này. Chúng ta đều thấy mấu chốt của vấn đề là trước khi có các trang mạng xã hội hay các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… thì các hãng sản xuất tin có thu nhập rất tốt và ảnh hưởng của họ lên thế giới rất là tốt, trước đây các trang báo có ảnh hưởng lên kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá của nhân loại. Tuy nhiên, khi các mạng xã hội phát triển thì thu nhập và sự ảnh hưởng của họ tới thế giới bị tác động khá nhiều. Chúng ta nghĩ lại xem từ lúc dùng mạng xã hội thì có bao nhiêu lần chúng ta chủ động gõ một cái link của một trang báo nào đó và đọc hay hầu hết là xem các thông tin đó từ Facebook. Thực tế mâu thuẫn giữa các hãng tin và mạng xã hội đã có từ khá lâu trước đây nhưng qua sự kiện này cho chúng ta một góc nhìn mới về sự công bằng trong thời đại công nghệ số.

The Australian

Microsoft ủng hộ các dự luật này từ đầu. Không chỉ ở Úc mà Microsoft cũng ủng hộ việc thông qua luật tương tự như vậy ở cả Châu Âu. Nên sau sự kiện này thì Microsoft cũng muốn dự luật được thông qua sớm hơn. Microsoft và Facebook gần như rất ít có mối quan hệ qua lại dù là ủng hộ nhau hay chống lại nhau. Đây là sự kiện có thể gọi là đầu tiên hai bên ở hai phía công khai chống lại nhau. “Mặc dù không thuộc diện phải tuân thủ yêu cầu chuẩn bị được ban hành, Microsoft vẫn sẵn sàng tuân phủ nếu chính quyền Úc gọi tên chúng tôi. Luật cố gắng giải quyết tình trạng bất cân bằng trong khả năng thương lượng giữa các nền tảng kỹ thuật số với đơn vị truyền thông Úc”, theo tuyên bố đưa ra ngày 3.2 của Microsoft.

Microsoft

Nhiều người nghĩ họ nhất vào các đường link tin tức trên Facebook thì họ sẽ được dẫn đến trang gốc để đọc, nhưng thực chất không phải như vậy khi chúng ta click vào những bài tin tức được chia sẻ trên Facebook thì nó sẽ dẫn chúng ta vào một cái browser của riêng Facebook chứ không hẳn là trở về với trang gốc của các hãng làm tin. Còn theo Facebook, mối quan hệ này đem lại giá trị lớn cho các tổ chức báo chí, truyền thông và việc buộc công ty phải trả tiền trong mối quan hệ này là “không công bằng.”

VTV24 đưa tin về cuộc chiến

Trước đây Facebook cùng những hãng tin đã phối hợp để ra mắt một công cụ đọc tin tức là Instant Article, Facebook và các hãng tin sẽ chia sẻ cho sau lợi nhuận từ công cụ đó, nhưng nó cũng chỉ tồn tại được 1 năm do trải nghiệm đọc không tốt.

Kết

Sau một quá trình tham vấn kéo dài với các bên liên quan, Chính phủ Australia đã có một số điều chỉnh đối với Bộ quy tắc trước khi trình lên quốc hội, nhưng vẫn giữ nguyên các điều khoản chính, bất chấp những lời đe dọa hạn chế dịch vụ của cả Google và Facebook.

Trong một loạt các cuộc thảo luận với Google và Facebook vào đầu tháng Hai, Chính phủ Australia đã “bật đèn xanh” cho hai hãng này ký kết các thỏa thuận thương mại với các tổ chức báo chí nội địa bên ngoài khuôn khổ Bộ quy tắc thương lượng truyền thông, thông qua việc tham gia các sản phẩm tin tức là Google New Showcase và Facebook News. Đi theo hướng trên, trong những ngày qua, Google đã nhanh chóng ký kết các thỏa thuận mang lại hàng chục triệu USD cho các tập đoàn truyền thông lớn của Australia như Seven West Media và Nine Entertainment cũng như tập đoàn truyền thông toàn cầu News Corp của ông trùm truyền thông người Australia Rupert Murdoch.

Autralia & Google

Mới đây nhất, ngày 20/2, tờ Guardian Australia đã đạt thỏa thuận tham gia News Showcase với Google, nâng tổng số các thỏa thuận với các tổ chức báo chí Australia vượt qua con số 50 với tổng trị giá hơn 100 triệu AUD (80 triệu USD).

Chúng ta cần biết mâu thuẫn của Facebook và các hãng sản xuất tin tức là tồn tại (không chỉ các hãng thông tấn của Úc), mâu thuẫn là cần thiết để xã hội ngày càng hướng đến sự công bằng trong kinh doanh. Cuộc sống phải luôn có sự đấu tranh để xã hội phát triển một cách đồng đều và bình đẳng.