1. Câu chuyện về chạy quảng cáo tràn lan
“Nhà tôi 3 đời chữa bệnh…”. Ôi câu nói thân thương và quen thuộc cũng như phiền phức làm sao. Ắt hẳn nhiều bạn cũng bị cảm giác như tôi, đang xem các video mà mình yêu thích trên YouTube thì đột nhiên màn hình hiển thị các đoạn quảng cáo như vậy.
Nếu điều này xảy ra 1 lần thì không trở thành vấn đề quá lớn, nhưng nhiều lần thì tự nhiên muốn tắt ngay và luôn mặc dù đó là những video mà mình yêu thích.
Việc các công ty bán những sản phẩm Đông Y liên tục tung các clip quảng cáo và phủ đều các kênh đã mang đến một trải nghiệm khá tồi tệ đối với người xem.
Việc quảng cáo phải nhắm đúng đối tượng mục tiêu, tôn lên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và với ngân sách phù hợp thì mới mang lại hiệu quả marketing cho doanh nghiệp
Ví dụ ở trường hợp quảng cáo cho các sản phẩm thuốc Đông Y, doanh nghiệp có thể thực hiện 1 trong những cách làm sau:
- Quảng cáo như video trên cho các đối tượng đang mắc bệnh xương khớp hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh xương khớp như: người lao động nặng, người lớn tuổi và phụ nữ, dân văn phòng (thoái hóa đốt sống cỗ do ngổi văn phòng quá lâu) chứ không nên phủ tất cả các kênh như thời điểm trước đó (kể cả trong các kênh cho tuổi teen, cho trẻ em cũng quảng cáo)
- Nếu doanh nghiệp tự tin vào giá trị cốt lõi là dịch vụ chăm sóc khách hàng thì có thể quảng cáo thêm về 1 dịch vụ tư vấn sức khỏe 1 vs với bác sĩ chuyên khoa về vấn đề trên khi khách hàng bắt đầu có những triệu chứng về xương khớp. Đồng thời, đối với người còn khỏe mạnh, doanh nghiệp nên viết các bài viết cảnh báo về tình trạng xương khớp, đồng thời đưa ra chế độ dinh dưỡng, tập luyện để hạn chế bệnh xương khớp. Doanh nghiệp cũng có thể lập landing page giúp khách hàng đăng ký nhận những tài liệu nghên cứu của chuyên gia về các bệnh xương khớp và ảnh hưởng của nó để cảnh báo sức khỏe cho mọi người.
- Nếu doanh nghiệp tự tin vào giá trị cốt lõi của thương hiệu chính là chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp nên khuyến khích khách hàng đang bị tình trạng sức khỏe xương khớp như vậy để họ tự nguyện đăng các bài viết về công dụng sản phẩm sau khi họ đã sử dụng sau đó tặng voucher mua hàng cho họ, chứ không nên thuê diễn viên để diễn những tình huống không có thật như trên clip. Việc này sẽ giúp độ uy tín thương hiệu tăng cao khi bạn bè và người thân của chính khách hàng trên có thể biết đến vấn đề bệnh xương khớp của họ trước đó (tự động chiến thuật word-of-mouth sẽ lan truyền tích cực chứ không tiêu cực như thời điểm hiện tại).
2. Câu chuyện sử dụng người nổi tiếng để PR cho chính thương hiệu của mình
Mới đây nhất, câu chuyện của Jack và Thiên An đã làm rúng động dư luận. Không biết ai đúng, ai sai nhưng hậu quả của drama theo dự đoán của tôi sẽ mang lại sự khốn khó cho các nhãn hàng mà Jack làm gương mặt thương hiệu mà điển hình là OPPO, RealMe và ViVo.
Quay trở lại vài tháng trước, sự việc CEO Phương Hằng và Hoài Linh đã và đang tạo lên làn sóng mạnh mẽ đến các nghệ sĩ showbiz.
Từ đây, netizen bắt đầu phanh phui những bằng chứng về việc hàng loạt sao việc sử dụng tên tuổi của mình để PR cho các sản phẩm mà chính họ cũng không rõ chức năng và công dụng của nó.
Để rồi sau đó, dù đã lên tiếng công khai xin lỗi, tuy nhiên, khi niềm tin đã mất, người hâm mộ khó có thể bỏ qua cho các nghệ sĩ về hành vi này và kèm theo đó là hàng loạt các sự kiện tẩy chay thương hiệu, sản phẩm.
Việc dùng người nổi tiếng hoặc KOLs lên tiếng quảng bá cho doanh nghiệp phải tôn lên giá trị cốt lõi của thương hiệu cũng như phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng.
Khi sử dụng hình ảnh của 1 người nổi tiếng, KOLs, doanh nghiệp nên chú ý những vấn đề sau:
- Người nổi tiếng phải tôn lên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đó và phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng. Ví dụ: nếu không có scandal với Thiên An, Jack là 1 hình ảnh rất phù hợp để quảng bá APP giải trí VieOn khi đối tượng khách hàng chủ yếu của VieOn là những bạn trẻ. Đồng thời, VieOn đang hướng tới 1 giá trị cốt lõi với sứ mệnh là “một siêu ứng dụng giải trí hàng đầu của người Việt, cho người Việt” mà người có thể làm cho các siêu ứng dụng này trở nên sôi động chỉ có thể là giới trẻ. Vì lý do đó nên VieOn kết hợp VieChannel tạo nên những chương trình game show rất thu hút giới trẻ như: RAPViet. Bên cạnh đó, Thúy Ngân cũng là gương mặt rất thích hợp để làm đại diện khi nữ diễn viên này thường xuyên xuất hiện trên các bộ phim hot về gia đình như (1 thể loại phim phù hợp cho nhiều thế hệ và rất cuốn hút người xem): Gạo Nếp Gạo Tẻ và mới đây nhất là Cây Táo Nở Hoa.
- Người nổi tiếng đó phải có những hoạt động phù hợp liên quan đến doanh nghiệp. Ví dụ như: nghệ sĩ Hoài Linh khi chưa gặp sự cố 13 tỷ đồng vẫn không phù hợp với việc làm gương mặt quảng cáo cho Shopee khi mà hình ảnh mà anh xây dựng, các bài đăng cũng như lối sinh hoạt của nghệ sĩ này không liên quan gì đến việc thường xuyên mua sắm online (phong cách Hoài Linh có phần đạm bạc, phù hợp với những nhãn hàng về vùng quê hơn như: nông sản, nghề thủ công, món ăn truyền thống, nước mắm,…).
Nguồn: Hữu Lễ – KIến Thức Dạo – Big E Co.