Ngày nay, Gamification Marketing đang ngày càng được sử dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao. Vậy Gamification Marketing là gì cũng như chúng có thể mang lại lợi ích như thế nào cho hoạt động marketing. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.
1. Gamification Marketing là gì?
Neil Patel định nghĩa Gamification là việc sử dụng các yếu tố thiết kế như ở trong game áp dụng cho các hoạt động khác. Tương tự khái niệm Gamification Marketing nghĩa là mang tính chất game vào trong các hoạt động Marketing, sao cho các hoạt động trở nên sáng tạo, ấn tượng và hiện đại hơn.
Các doanh nghiệp thường áp dụng Gamification Marketing như thế nào?
- Áp dụng Gamification và trong Website doanh nghiệp. Thay vì sử dụng các trang Web tĩnh tẻ nhạt như bao trang web khác, một số doanh nghiệp đã làm nó trở nên thú vị và hấp dẫn hơn bằng cách tạo ra một trang riêng. Tại đó thiết kế những mini game nhỏ, bảng thành tích, điểm số để cho mọi người cùng vào thi đấu với nhau. Với cách thức này, các doanh nghiệp có thể thu được lượng khách tham quan trang web một cách tự nhiên, nhanh chóng và sáng tạo.
- Áp dụng cho hoạt động quảng cáo. Thay đổi cuộc chơi từ việc cố gắng tiếp cận khách hàng một cách gượng ép, chiêu trò, hãy sử dụng các yếu tố game để khách hàng tự tìm đến bạn một cách thích thú. Bề ngoài có vẻ là một game nhỏ thú vị, hấp dẫn nhưng lồng ghép trong đó là các yếu tố quảng bá về thương hiệu, về sản phẩm của doanh nghiệp.
Khách hàng thậm chí chẳng nhận ra là bạn đang quảng cáo. Họ chỉ cảm thấy vui và vui, đặc biệt khi họ đang ở trong trạng thái vui vẻ thì khả năng ghi nhớ thông điệp cũng vô cùng cao. Khách hàng cũng đã nhận lại giá trị từ quảng cáo của bạn, bạn cũng đạt được mục đích của mình.
Trên thực thế đã rất nhiều doanh nghiệp sử dụng cách thức thông minh này và thành công. Một trong số đó là thương hiệu hàng đầu như Coca-Cola, McDonald’s và Nike
Ví dụ: Sau khi tạo ứng dụng trò chơi “Pizza Hero” cho phép khách hàng tạo Pizza của riêng họ, doanh thu bán hàng của Domino’s Pizza đã tăng 30%.
2. Lợi ích của Gamification trong Digital Marketing
Kể từ khi hình thức Marketing này bắt đầu trở nên phổ biến vào năm 2010, nó đã được chứng minh là một chiến lược cực kỳ thông minh. Lý do nó có thể thành công đến vậy là do khai thác được tâm lý hành vi chung của mọi người. Thích vui chơi, mạo hiểm, cảm giác hồi hộp, cảm giác chiến thắng… Đó là những cảm xúc tích cực mà ai cũng muốn trải qua và hoạt động Gamification Marketing của doanh nghiệp đã giúp họ thoả mãn điều đó.
Ngoài ra, hoạt động Gamification Marketing có thể mang lại cho bạn những lợi ích tuyệt vời mà có thể bạn cũng chưa từng được biết. Hãy cùng tìm hiểu những ưu điểm đó ở dưới đây.
2.1. Cải thiện mức độ tương tác sự tương tác của người dùng
Mức độ tương tác lớn đặc biệt có ý nghĩa đối với Website của một doanh nghiệp. Tất cả các chỉ số như Traffic web, thời lượng người dùng trên web, lượng chia sẻ trang web, lượt nhắc đến trang web… Đều là những chỉ số vô cùng quan trọng, giúp tăng chất lượng website cho doanh nghiệp của bạn. Và một chiến dịch Gamification Marketing chỉn chu trên trang web có thể “Gây bão” cho toàn bộ những chỉ số ấy.
Nếu tìm được một trò chơi hấp dẫn trên trang Web, mọi người sẽ chẳng ngại để nán lại ở các trang web đó, chia sẻ nó cho bạn bè người thân và truy cập nó nhiều lần trong ngày. Hoạt động này giúp tăng mức độ uy tín của trang web bạn trong mắt của Google, mang lại ảnh hưởng vô cùng tốt cho hoạt động SEO ( Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm) cho doanh nghiệp.
2.2. Làm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi
Thông thường khi mức độ tương tác của người dùng tăng lên thì tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng của bạn cũng sẽ tăng theo. Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng có thể diễn ra nhưng khi sử dụng Gamification Marketing sẽ có khả năng xảy ra cao hơn.
- Tiếp cận khách hàng trong trạng thái tích cực
Lý giải cho điều này là do hoạt động Marketing áp dụng game có khả năng truyền tải thông điệp một cách vô cùng tự nhiên, gần gũi, không mang lại cảm giác “Bị tấn công” như các cách thức thông thường. Đó là do tâm lý vốn có của chúng ta, chúng ta không thích bị bắt ép phải ghi nhớ hay làm bất cứ một điều gì đó từ người khác mà luôn muốn mình là người lựa chọn, được lựa chọn thứ mình muốn nghi nhớ.
Mà Gamification Marketing có thể mang lại cho họ những cảm xúc tích cực nên sẽ rất dễ là sự lựa chọn của họ khi họ có nhu cầu. Với tần suất tiếp xúc với thông điệp đủ nhiều, đủ sâu thì khả năng chuyển hành thành động chỉ là chuyện sớm muộn.
- Kết hợp hoàn hảo với chương trình xúc tiến bán
Nếu trò chơi trên nền tảng ảo mà được tích hợp thêm Voucher giảm giá, quà tặng ở hiện thực thì tỉ lệ chuyển đổi thành đơn hàng còn có thể tăng lên gấp bội. Ví dụ một người chơi cảm thấy thích thú với game online trên trang web của bạn, họ cố gắng giành giật với rất nhiều người chơi khác để tích điểm, đạt thứ hạng cao. Cuối cùng nhận được một voucher mua hàng giảm giá 30%. Lúc này cái voucher ấy không còn bị xem thường, vứt xó ở một góc như mọi khi nữa mà sẽ được họ nâng niu, sử dụng bởi đó là phẩn thưởng họ cất công mới có được.
Có thể nói đây là dạng chiến dịch Gamification Marketing kết hợp giữa online và offline, ngoài ra còn tích hợp thêm một chương trình xúc tiến bán đặc biệt để kích thích tăng lượt chuyển đổi đơn hàng. Đây cũng là một minh chứng cho thấy hình thức marketing mới này có thể tích hợp và biến những cách thức marketing cũ trở nên sáng tạo hơn bao giờ hết.
2.3. Tăng mức độ trung thành với thương hiệu
Có được khách hàng mới là tốt nhưng giữ chân khách hàng hiện tại còn quan trọng hơn. Để tìm kiếm một khách hàng mới, chúng ta có thể tốn kém gấp năm lần chi phí so với việc giữ chân khách hàng ở hiện tại. Chính vì vậy việc giữ chân khách hàng, biến họ thành khách hàng trung thành là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Mặt khác, Gamification Marketing được đánh giá là góp phần không nhỏ trong hoạt động giữ chân khách hàng bởi những lý do sau:
- Mang lại giá trị cho khách hàng
Ngoài việc mang lại cho khách hàng niềm vui, tạo thiện cảm trong mắt khách hàng thì hình thức này cũng mang lại cho bạn cơ hội để tri ân, giữ chân những khách hàng hiện tại của mình. Đó là những chương trình tích điểm nhận quà dựa trên những lần mua hàng của khách. Các thức hạng thành viên kim cương, thành viên vàng, thành viên bạc,… Có sự phân hoá rõ ràng ở mức khuyến mãi dành cho khách hàng thân thiết và khách hàng mới. Điều này vừa giúp cho khách hàng cảm thấy mình quan trọng, vừa thúc đẩy họ lựa chọn doanh nghiệp cho những lần mua sau, vì vậy họ sẽ dễ dành trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
- Khiến khách hàng cảm thấy gần gũi
Do khách hàng cảm thấy thích thú với những trò chơi mà thương hiệu tạo ra nên họ sẽ thường xuyên ghé thăm, quay trở lại trang Web của bạn để duy trì thứ hạng của mình trong game. Khi khách hàng tương tác với trò chơi của bạn đủ lâu, họ sẽ có cảm giác quen thuộc với thương hiệu. Khi họ có nhu cầu mua, rất có thể họ sẽ chọn thương hiệu của bạn do cảm giác gần gũi này. Tóm lại, dù cho đó là chiến dịch game ngắn hạn hay dài hạn thì mức độ trung thành với thương hiệu cũng sẽ tăng lên.
2.4. Góp phần quan trọng trong hoạt động Omnichannel Marketing
Nếu bạn chưa viết Omnichannel Marketing là gì, tham khảo bài viết:
Omnichanel Marketing là gì? Phân biệt Omnichannel và Multichannel
Với Gamification, các hoạt động Marketing Mix có thể được kết hợp vô cùng chuyên nghiệp, khách hàng được dẫn dắt từ online sang offline rồi lại online… Các chương trình game từ máy tính đến điện thoại, đến máy tính bảng,… Tất cả được biểu thị một cách vô cùng mượt mà, trơn tru và thống nhất.
Đó cũng là mục tiêu của các nhãn hàng đang hướng tới sự chuyện nghiệp – Thực hiện Omnichannel Marketing. Nghĩa là hành trình di chuyển, hoạt động của khách hàng được dẫn dắt mạch lạc, thống nhất ở mọi nền tảng. Mặt khác, yếu tố game còn khiến cho hoạt động Omnichannel Marketing thêm phần hấp dẫn, sáng tạo, ấn tượng, tạo thật nhiều khoảnh khắc “WoW”.
2.5. Dễ dàng quản trị rủi ro, đo lường hiệu quả.
Chiến dịch marketing tích hợp game sẽ có lợi thế hơn trong việc quản trị rủi ro . Do luật chơi là doanh nghiệp tự tạo ra, mọi phần thưởng hay các quyết định cuối cùng khác đều nằm trong quyền hạn của doanh nghiệp, không bị ràng buộc bởi một bên nào khác. Như vậy doanh nghiệp có thể kiểm soát được toàn bộ kịch bản cũng như chi phí cho hoạt động này.
Mặt khác, khả năng đo lường hiệu quả chiến dịch lại được bộc lộ vô cùng rõ ràng bằng số người truy cập, số lượt chia sẻ, số người tham gia, số bài viết nhắc tới chiến dịch… Toàn bộ những chỉ số ấy đều có thể khám phá ra bằng các công cụ social listening.
2.6. Dễ dàng thu thâp dữ liệu khách hàng
- Đầu tiên là dữ liệu về hành vi khách hàng, thông qua Gamification Marketing, chúng ta có thể thấy được rõ những tương tác của khách hàng với trò chơi đó. Biết được họ thích gì, không thích gì, loại voucher nào được nhiều người thích nhất, dạng chương trình nào được nhiều người tham gia… Đó đều là những dữ liệu quan trọng cho các chiến dịch marketing trong tương lai.
- Thông tin các nhân của khách hàng, Việc xin thông tin chi tiết của khách hàng luôn là vấn đề nhạy cảm và khó nhằn, thậm chí đã là định kiến đối với mọi người. Không ai muốn mình bị lộ thông tin, bị làm phiền hàng ngày hàng giờ nhưng không có nó, doanh nghiệp sẽ mất đi một cách thức hữu hiệu để tiếp cận khách hàng. Gamification Marketing có thể khiến khách hàng để lại thông tin của mình một cách tình nguyện và vui vẻ. Hãy để lại thông tin của bạn để chúng tôi đưa bạn lên bảng xếp hạng, để chúng tôi gửi bạn voucher, để chúng tôi tích điểm…
2.7. Chi phí thực hiện thấp
Marketing tích hợp game không đắt như mọi người thực sự nghĩ. So với chi phí phải bỏ ra cho quảng cáo truyền hình, Billboard,… thì được coi là thấp. Minh chứng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể thực hiện tốt hình thức marketing này. Nó có thể khiến doanh nghiệp của bạn trở nên thật hot chỉ sau một đêm. Nó cũng là một trong những cách thức thu hút khách hàng ngay lập tức hiệu quả nhất. Nó sẽ là siêu rẻ nếu như chiến dịch game của bạn được triển khai thành công.
2.8. Chiến dịch không bị chặn bởi AdBlockers
Popup bật lên rất khó chịu – chúng mang danh là làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng trên web. Do đó, rất nhiều người sử dụng phần mềm chặn quảng cáo. Theo Statista, vào năm 2019, khoảng 25,8% người dùng internet đã chặn quảng cáo trên các thiết bị được kết nối của họ.
Điều này thường dẫn đến thu hẹp phạm vi tiếp cận khách hàng đối với các chiến dịch marketing và gây lãng phí tiền bạc cho nhiều doanh nghiệp.
Theo Gamify, các chiến dịch marketing tích hợp trò chơi không dễ bị AdBlockers như các hình thức quảng cáo khác. Đây là lý do tại sao bạn không nên ngần ngại thêm nó vào trong chiến dịch marketing sắp tới của mình.
Tìm hiểu thêm: Case study 5 chiến dịch Gamification Marketing thành công trên thế giới
Đàm Hường | WeWin Media