Tác giả: Thy Nguyễn và Quỳnh Nguyễn – Nhóm chiến lược của VMLY&R

This article is also available in English.

Bạn hiểu rõ cha mẹ mình đến mức nào?

Là một nhà tiếp thị, hãy tự hỏi: Bạn có hiểu hết cha mẹ mình không? Bạn có để ý đến những hành vi của họ không? Họ thích mua gì? Họ chi tiêu bao nhiêu và làm gì trong cuộc sống hàng ngày?

Chúng ta thường không hiễu rõ về cha mẹ mình và những người khác ở độ tuổi của họ. Kiến thức của chúng ta về họ thường đến từ các bài học tiếp thị từ chính chúng ta – thế hệ kỹ thuật thời nay. Và thông thường, chúng được dựa theo những người ở thập niên 50 mà Cimigo gọi là thế hệ bạc, đại khái như là những người lớn tuổi giản dị tập múa võ trong công viên, uống trà và chăm sóc cháu của họ.

Đã đến lúc phải suy nghĩ lại vấn đề này vì những người trên 50 tuổi đang nhanh chóng trở thành một trong những phân khúc người tiêu dùng chưa được khai thác phát triển nhanh nhất, dự kiến sẽ chiếm hơn 36% dân số Việt Nam vào năm 2036.

Sự thật là, những định kiến mà chúng ta có về người lớn tuổi thường dựa trên những giả định hơn là sự thật.

Việc loại bỏ những quan niệm này và thay thế chúng bằng dữ liệu thực và thông tin chi tiết, sẽ là yếu tố quan trọng đối với các nhà tiếp thị và các thương hiệu muốn tạo được sự kết nối với những người tiêu dùng này. Cimigo đã tìm hiểu sâu hơn để hiểu thực tế một số giả định phổ biến nhất liên quan đến thế hệ bạc ở Việt Nam. 

Lầm tưởng hay Sự thật #1: Họ mong con cái chăm sóc cho họ 

Trẻ em được dạy phải biết quan tâm đến cha mẹ hơn khi có thâm niên, từ việc bỏ tiền ra chăm sóc cho đến ăn uống. Những ý kiến này củng cố quan niệm rằng người lớn tuổi không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Điều này đơn giản là không đúng. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy nhóm này cực kỳ năng động (6/10 tập thể dục hàng ngày), với phần lớn vẫn tham gia vào việc điều hành công việc kinh doanh nhỏ để kiếm tiền (8/10 vẫn có thu nhập), đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi này. 

 

Sự thật: 79% thế hệ bạc của Việt Nam có nguồn thu nhập, độc lập về tài chính với con cái và không dựa dẫm để được hỗ trợ. 

Lầm tưởng hay Sự thật #2 : Tiết kiệm là điều phổ biến, nhưng không phải lúc nào cũng dành cho con cháu 

Đúng là có một phần rất lớn những người thuộc thế hệ bạc có tiền tiết kiệm. Tuy nhiên, chúng thường được coi là “quỹ khẩn cấp” hơn là quỹ tương lai cho con cái của họ. Với những lo ngại ngày càng tăng về vấn đề lão hóa, sức khỏe và những điều khó lường, người lớn tuổi thường chuẩn bị cho tương lai của mình bằng những khoản tiết kiệm đáng kể. 

  • 34% vẫn tạo ra lợi nhuận liên tục từ việc kinh doanh.
  • 7% có bảo hiểm nhân thọ, riêng ở những người có thu nhập cao và ở độ tuổi 50 thì con số này là cao hơn
  • 86% có bảo hiểm y tế. Bảo hiểm nhà nước phổ biến ở Hà Nội trong khi ở TP HCM, bảo hiểm tư nhân được ưu tiên hơn nhiều. 

Sự thật: Thế hệ bạc đang thực hiện các biện pháp tiết kiệm và đầu tư cho bản thân. Vì thế các dịch vụ tài chính có cơ hội rất tuyệt vời để khám phá tiềm năng của nhóm tuổi này. 

Lầm tưởng hay Sự thật #3: Thế hệ bạc chán nản và không còn niềm đam mê

Các nhận định chung hay cho rằng tuổi tác thường đi kèm với sự bi quan, con người trở nên tự ý thức hơn và dễ bị tổn thương hơn khi họ già đi. Tuy nhiên, các số liệu thống kê lại chứng minh ngược lại, rằng một phần ba thế hệ này tự nhận mình là trẻ hơn so với tuổi thực của họ. 

 

Giờ đây với quỹ thời gian dồi dào, họ tích cực tìm kiếm những cách mới để tận hưởng cuộc sống, thông qua du lịch, thời trang, làm đẹp, giải trí và hơn thế nữa. 

Sự thật: Người cao niên ở Việt Nam rất đam mê thực hiện khát vọng và luôn muốn tìm ra những cách mới và khác biệt để tận hưởng cuộc sống. 

Lầm tưởng hay Sự thật #4: Tập thể dục chính là chìa khóa. Người cao tuổi cần nhiều sự lựa chọn về thể thao. 

Các công ty thể hình Việt Nam hầu hết tập trung tiếp thị theo hướng thu hút những người từ 25-40 tuổi, điều có thể thấy rõ trong các chiến dịch tiếp thị của họ. Tuy nhiên, khi làm như vậy thì họ đã bỏ sót đi một nhánh quan trọng – đó là thị trường những người ở độ tuổi 50 ngày càng hiểu biết và quan tâm về vấn đề sức khoẻ.

  • Người cao tuổi Việt Nam rất chú trọng đến sức khỏe và tinh thần, đặc biệt là phụ nữ. 13% thu nhập của họ được chi vào việc chăm sóc sức khỏe, bao gồm thực phẩm bổ sung, thời trang, ăn uống và du lịch. 

  • Hơn một nửa số người được hỏi cho biết họ tập thể dục mỗi ngày, nhưng chỉ giới hạn ở việc đi bộ, đạp xe hoặc cao nhất là chơi cầu lông. Những lựa chọn cho các loại hoạt động thể dục và thể thao khác vẫn chưa được khám phá. 

Sự thật: Người cao niên ở Việt Nam rất muốn cam kết cải thiện thể lực của họ để ngày càng khỏe mạnh hơn. Đây là cơ hội tuyệt vời để các thương hiệu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và thể dục khám phá các dịch vụ và sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu của họ. 

Lầm tưởng hay Sự thật #5: Những người lớn tuổi thì mù công nghệ và chúng ta không thể tìm thấy họ trên mạng 

Thế hệ bạc có xu hướng được con cái giới thiệu sử dụng các công nghệ như TV thông minh, máy tính bảng và điện thoại thông minh, và tính xác thực của thông tin rất quan trọng đối với họ. Trong khi truyền hình vẫn là phương tiện chính của họ, thì các kênh phương tiện trực tuyến có thể hỗ trợ để thuyết phục họ. Ưu đãi giảm giá và hiệu ứng truyền miệng chính là những động lực mạnh mẽ mà các thương hiệu nên nhớ khi quảng bá đến thế hệ bạc ở Việt Nam. 

Sự thật: Họ rất thoải mái với công nghệ, cứ 10 người thì có 5 người sử dụng điện thoại thông minh và họ đang đạt được những mục tiêu cao hơn trong cuộc sống bằng cách sử dụng công nghệ. 

Kết luận: là phân khúc tuổi đang phát triển nhanh nhất của Việt Nam, thế hệ bạc thoải mái chi tiêu tùy ý nhất vì những người phụ thuộc vào họ phần lớn đã sống riêng và trở nên tự cung tự cấp. Họ cũng có nhiều thời gian nhàn rỗi và mong muốn hướng đến một lối sống năng động với những khát vọng cháy bỏng. Thế hệ bạc là phân khúc lý tưởng để các thương hiệu và nhà tiếp thị khai thác. Họ là những người có nhiều thời gian, tài sản với thu nhập khả dụng cao. 

Để tìm hiểu thêm, hãy tải bản báo cáo miễn phí tại đây